Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

DOWNLOAD

DOWNLOAD

Tải bản hướng dẫn để hiểu rõ thêm về bộ đàm:

Hướng dẫn bộ đàm    (FILE WORD - 4 TRANG) ĐỂ IN RA GIẤY


Khi muốn đăng ký sử dụng tần số mới, tải mẫu sau:
Mẫu Để Đăng Ký     (FILE WORD - 2 TRANG) BẢN RÚT GỌN


Khi có giọng nói lạ xen vào, không phải của đơn vị mình. Làm đơn kháng nghị nhiễu: Mẫu Kháng Nghị Nhiễu (FILE WORD - 2 TRANG)

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BỘ ĐÀM ĐÚNG LUẬT

Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng máy bộ đàm, hãy thực hiện những điều sau:
        1. Xin giấy phép sử dụng tần số từ Cục Tần số;
        2. Sau khi nhận được giấy phép, yêu cầu người bán máy bộ đàm cài đặt đúng tần số ấn định ghi trong giấy phép vì tần số được cấp phép không giống với tần số đã cài trong máy bộ đàm trước đó;
        3. Không sử dụng bộ đàm ở địa điểm khác với địa điểm đã đăng ký trong giấy phép;
       4. Chú ý đến thời hạn sử dụng của giấy phép, khi hết hạn phải xin gia hạn giấy phép nếu muốn tiếp tục sử dụng (30 ngày trước khi hết hạn).
Nếu vi phạm một trong các điều trên, sẽ bị xử phạt, cụ thể:
          TD 1: Công ty A sử dụng 10 máy bộ đàm không có giấy phép, Công ty A có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trên mỗi máy.
          TD 2: Công ty B sử dụng 10 máy bộ đàm và có giấy phép sử dụng tần số ở 400 MHz, nhưng các máy bộ đàm lại hoạt động ở tần số 450 MHz, Công ty B có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trên mỗi máy vì lỗi sử dụng sai tần số được cấp phép.
          TD 3: Công ty C đăng ký sử dụng 10 bộ đàm tại công trường X, sau khi xong việc tại công trường X, Công ty C lại mang bộ đàm đó sử dụng tại công trường Y, Công ty C có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trên mỗi máy vì lỗi sử dụng tần số sai địa điểm ghi trong giấy phép.
          TD 4: Công ty D đăng ký sử dụng 10 máy bộ đàm, hạn sử dụng trong vòng 1 năm, sau khi giấy phép hết hạn, Công ty D không xin gia hạn giấy phép nhưng vẫn tiếp tục sử dụng các máy bộ đàm nêu trên, Công ty D có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng trên mỗi máy vì lỗi không có giấy phép.

Lưu ý: Nội dung bài này chỉ có tính chất tham khảo và dành cho các đơn vị sử dụng bộ đàm dưới sự quản lý của Trung tâm II trên lãnh vực tần số.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Hỏi: Tôi muốn đăng ký giấy phép thì đăng ký ở đâu? (thời hạn cấp là 30 ngày).
Đáp: Tại Sở Thông tin Truyền thông Tỉnh hoặc Trung tâm Tần số khu vực II.
Tải mẫu bản khai tại đây: huongdanbodam.blogspot.com

Hỏi: Khi đăng ký giấy phép tôi phải trả các loại phí nào?
Đáp: Có 2 khoản phí, đó là phí làm thủ tục cấp phép phí sử dụng tần số.

Hỏi: Có mấy yếu tố quyết định đến việc khoản phí ? (máy 5W; 12.5KHz).
Đáp: Có 3 yếu tố: số lượng kênh tần số, địa điểm sử dụng, thời hạn sử dụng.

Hỏi: Tôi có 20 máy bộ đàm, tôi muốn sử dụng 4 kênh tần số, vậy tôi phải đăng ký cả 4 kênh đúng không?
Đáp: Đúng. Khi đó chi phí phải trả là 1 lần phí làm thủ tục cấp phép và 4 lần phí sử dụng tần số.

Hỏi: Công ty của tôi là công ty xây dựng có rất nhiều công trình, sau mỗi lần hoàn thành công trình, tôi lại di chuyển đến công trình khác, trong khi giấy phép của tôi vẫn còn hiệu lực, vậy tôi nên làm thế nào để tiết kiệm chi phí thay vì phải đăng ký giấy phép cho công trình mới?
Đáp: Làm đơn xin thay đổi nội dung (cụ thể ở đây là xin đổi địa điểm sử dụng) trong giấy phép và gửi cho Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực II (trực thuộc Cục Tần số). Khi đó chỉ phải trả phí làm thủ tục cấp lại giấy phép.

Hỏi: Công ty của tôi là công ty xây dựng có 10 công trình rải rác khắp nơi; vậy, tôi phải đăng ký xin 10 giấy phép cho cả 10 công trình đúng không?
Đáp: Đúng.

Hỏi: Công ty của tôi là công ty xây dựng có rất nhiều công trình gói gọn trong một tỉnh, nếu đăng ký cho mỗi công trình một giấy phép thì quá bất tiện và mất thời gian, tôi nên làm thế nào?
Đáp: Làm đơn xin cấp phép sử dụng tần số trong phạm vi toàn tỉnh, khi đó phí sử dụng tần số sẽ cao gấp 10 lần so với chi phí cho mỗi công trình.

Hỏi: Tôi cài đặt máy bộ đàm đúng tần số so với giấy phép đã đăng ký, trong khi sử dụng, tôi phát hiện có giọng nói của người lạ xen vào máy của tôi, hoặc có tiếng ồn rất lớn khiến tôi không sử dụng được, tôi phải làm gì?
Đáp: Làm thông báo gửi đến Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực II, Trung tâm II sẽ giải quyết vấn đề này mà không thu bất kỳ loại phí nào.

Lưu ý: Nội dung bài này chỉ có tính chất tham khảo và dành cho các đơn vị sử dụng bộ đàm dưới sự quản lý của Trung tâm II trên lãnh vực tần số.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

Các lỗi thường gặp của tổ chức và cá nhân sử dụng bộ đàm

Lỗi sử dụng sai tần số do không cài đặt lại tần số cho máy theo giấy phép:
- Công ty E mua và sử dụng 10 máy bộ đàm, mỗi máy có 8 kênh từ K01 đến K08, đơn vị bán máy bộ đàm cài đặt sẵn 08 kênh với các tần số như sau:
Kênh
K01
K02
K03
K04
K05
K06
K07
K08
Tần số (MHz)
441
442
443
444
445
446
447
448
- Công ty E có 01 giấy phép với tần số được cấp là 440 MHz.
- Công ty E sử dụng K01 ở tần số 441 MHz để liên lạc nội bộ.
Như vậy Công ty E đã phạm lỗi dùng sai tần số được cấp phép, bởi vì Công ty E đinh ninh rằng chỉ cần có giấy phép là đủ, không cần cài tần số đúng với giấy phép. Công ty E có thể bị phạt ở mức cảnh cáo hoặc từ 1-2 triệu đồng trên mỗi máy.
Lỗi sử dụng sai kênh tần số:
- Công ty F mua và sử dụng 10 máy bộ đàm, mỗi máy có 8 kênh từ K01 đến K08, Công ty F xin được giấy phép sử dụng tần số ở 141 MHz, sau đó đơn vị bán máy bộ đàm cài đặt 08 kênh với các tần số như sau:
Kênh
K01
K02
K03
K04
K05
K06
K07
K08
Tần số (MHz)
141
142
143
144
145
146
147
148
- Công ty F sử dụng K02 ở tần số 142 MHz để liên lạc nội bộ.
Như vậy Công ty F đã phạm lỗi dùng sai tần số, vì trên thực tế Công ty F được cấp phép tại tần số 141 MHz tại K01 nhưng lại sử dụng tần số 142 MHz tại K02. Công ty F có thể bị phạt ở mức cảnh cáo hoặc từ 1-2 triệu đồng trên mỗi máy.
Nếu công ty F sử dụng bất kỳ kênh nào từ K02 đến K08 thì công ty F cũng phạm lỗi như trên vì sử dụng sai tần số đã được cấp phép.
Cần làm gì để tránh các vi phạm đã nêu ở bên trên?
Như vậy để tránh phạm lỗi không đáng có, người sử dụng bộ đàm nên nhờ người bán máy cài những tần số đã được cấp phép cho máy và xóa bỏ các tần số còn lại của máy.
Vd: công ty G có 10 máy bộ đàm, được phép sử dụng các tần số 141, 142, 143 cài vào các kênh K01, K02, K03, các kênh còn lại nên xóa đi hoặc không sử dụng.

Kênh
K01
K02
K03
K04
K05
K06
K07
K08
Tần số (MHz)
141
142
143
xóa
xóa
xóa
xóa
xóa

Lưu ý: Nội dung bài này chỉ có tính chất tham khảo và dành cho các đơn vị sử dụng bộ đàm dưới sự quản lý của Trung tâm II trên lãnh vực tần số.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

CHI PHÍ SỬ DỤNG

Biểu giá các loại phí khi đăng ký sử dụng bộ đàm

(Loại có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 5 W và có độ rộng kênh 12.5 KHz)
Phí làm thủ tục cấp phép: 200.000 đồng/giấy phép.
(Mỗi giấy phép có thể cấp 1 lượt cho nhiều tần số)
Phí gia hạn giấy phép: 40.000 đồng/giấy phép.
Phí làm thủ tục cấp lại giấy phép (tức yêu cầu sửa đổi thông tin trong giấy phép):
+ Vẫn giữ nguyên tần số như cũ 40.000 đồng/giấy phép.
+ Thay đổi tần số trong giấy phép 200.000 đồng/giấy phép.
Phí sử dụng mạng DÙNG RIÊNG cho 01 tần số trong thời hạn 01 năm:

Sài Gòn
Đồng Nai
BR-VT
Các tỉnh khác
Mạng nội bộ lưu động trong phạm vi nhỏ hẹp
1.050.000
700.000
700.000
350.000
Mạng lưu động trong phạm vi toàn tỉnh/thành
10.500.000
7.000.000
7.000.000
3.500.000
Mạng lưu động toàn miền Nam
 30.000.000 cho toàn bộ các tỉnh từ Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu đến Cà Mau.
(Công suất trên 5W thì phí được tính như là mạng lưu động trong phạm vi toàn tỉnh thành).
Phí sử dụng mạng DÙNG CHUNG bằng 10% phí theo bảng trên.
(bao gồm 1 tần số chính và 1 tần số dự phòng).

Đơn vị tính là đồng.

Lưu ý: Nội dung bài này chỉ có tính chất tham khảo và dành cho các đơn vị sử dụng bộ đàm dưới sự quản lý của Trung tâm II trên lãnh vực tần số.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

HIỂU VỀ BỘ ĐÀM

Hiểu sơ lược về máy bộ đàm

Giống như TV có kênh số 01, 02, 03, 04,…, 10. 
Ta có thể cài kênh số 01 với chương trình VTV3, kênh số 02 với chương trình VTV2, …, kênh số 10 với chương trình HTV7… tùy theo ý thích.

Máy bộ đàm cũng vậy, có các kênh từ K01, K02, …, K08. Ta có thể cài K01 với tần số 143 MHz, K02 tần số 150 MHz, …, K08 tần số 145 MHz.

Như vậy điều ta cần chú ý ở đây là tần số nào đã được cài đặt vào các kênh từ 01 đến 08, điều này rất quan trọng đối với người sử dụng bộ đàm để tránh những sai phạm không đáng có như đã nêu ở Bài "các lỗi thường gặp".

Lưu ý: Nội dung bài này chỉ có tính chất tham khảo và dành cho các đơn vị sử dụng bộ đàm dưới sự quản lý của Trung tâm II trên lãnh vực tần số.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MỚI
dành cho máy bộ đàm có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 05 W
loại thông thường

Đối với người sử dụng đăng ký mới, tải mẫu bản khai tại đây:
(Chỉ cần mẫu rút gọn là đủ, nếu cần có thể tham khảo mẫu đầy đủ)
Mẫu rút gọn
Mẫu đầy đủ

Trong mẫu "Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện"
dành cho bộ đàm, gồm có:

Trang 01: Phần khai thông tin của người đăng ký.

Trang 02: Phụ lục 1

Trang 03: Phụ lục 1 (tiếp theo)

Trang 04: Phụ lục 2

Trang 05: Phụ lục 3


Bản khai trên áp dụng chung cho nhiều loại thiết bị khác nhau, riêng
đối với thiết bị máy bộ đàm cầm tay loại mini, có công suất nhỏ hơn
hoặc bằng 05 W. Chỉ điền thông tin vào Trang 01Trang 02.

Hướng dẫn điền thông tin:


Trang 01: Phần khai thông tin về người sử dụng


01. Thông tin của người sử dụng:

- Phần 1.1 hoặc 1.2 hoặc  1.3:

  Điền thông tin của người đăng ký vào chỉ một trong ba ô đó.

- Phần 1.4:
  Nếu không có tài khoản tại ngân hàng thì bỏ trống.
  Nếu có, điền thông tin của tài khoản ngân hàng và đánh dấu X.
  */-------------------------------------------------------------------------------------
  "(X) Đồng ý" : nếu đồng ý trả phí qua ngân hàng.
  "(X) Không đồng ý" : nếu không đồng ý trả phí qua ngân hàng, và sẽ trả phí bằng tiền mặt.
-------------------------------------------------------------------------------------/*

- Phần 1.51.6:
  Điền thông tin như yêu cầu của mẫu.

02. Tổng hợp thông tin đề nghị:

  Điền vào mẫu như sau:
*/-------------------------------------------------------------------------------------
  (X) Cấp mới cho N mạng thông tin                          (N tờ của Phụ lục 1)
-------------------------------------------------------------------------------------/*
  Chữ X có nghĩa là đánh dấu chọn.
  Chữ N có nghĩa là số lượng kênh liên lạc mà người sử dụng cần đăng ký.
  Vậy phải thay chữ N bằng một con số cụ thể.
  Thí dụ: Công ty A muốn đăng ký N=03 kênh tần số, vậy phải thay chữ N bằng số 03.

  (X) Cấp mới cho 03 mạng thông tin                          (03 tờ của Phụ lục 1)

   Các mục còn lại của bỏ trống.

 03. Các thông tin bổ sung:

   */-------------------------------------------------------------------------------------

   Cấp N tần số cho mục đích gì đó
  -------------------------------------------------------------------------------------/*
   Ghi là:
   Thí dụ: Cấp 03 tần số dùng cho liên lạc nội bộ hay điều hành cần cẩu...v..v..

 04. Chữ ký và đóng dấu:


   Thủ trưởng của người đăng ký sử dụng ký tên và đóng dấu phía bên trái.

   Người viết bản đăng ký ký tên vào phía bên phải.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Lưu ý: cần sử dụng bao nhiêu tần số thì cần bấy nhiêu Phụ lục 1
Thí dụ: Người sử dụng cần N=03 kênh tần số thì cần tổng cộng 4 tờ:
+ 01 tờ Thông tin người sử dụng
+ 03 tờ Phụ lục 1
Như vậy, mỗi tờ Phụ lục 1 đại diện cho 01 kênh tần số.
Cần 03 kênh tần số thì cần 03 tờ Phụ lục 1.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

 Trang 02 (Phụ lục 1)


Thí dụ: Cần 03 kênh tần số.


Tờ "Phụ lục 1" đầu tiên:
 */------------------------------------------------------------------------------------- 
[X] Cấp mới
      Tờ số: 01 / tổng số tờ của Phụ lục 1: 03
  -------------------------------------------------------------------------------------/*

Tờ "Phụ lục 1" thứ hai:
 */------------------------------------------------------------------------------------- 
[X] Cấp mới
      Tờ số: 02 / tổng số tờ của Phụ lục 1: 03
  -------------------------------------------------------------------------------------/*

Tờ "Phụ lục 1" thứ ba:
 */------------------------------------------------------------------------------------- 
[X] Cấp mới
      Tờ số: 03 / tổng số tờ của Phụ lục 1: 03
  -------------------------------------------------------------------------------------/*
  
  1. Điền vào số lượng máy: M (cái)
  2. Điền vào số: 24/24
  3. Thí dụ: Công trường xây dựng chung cư Cửu Long.
  4. Đánh dấu X vào ô: ( X ) Không
  5. Đánh dấu X vào ô: ( X ) Đơn công
  6. Từ ngày nộp đơn đến ngày kết thúc việc sử dụng.
      Thời hạn phải là khoảng thời gian cố định như: 6 tháng, 1 năm, 1 năm rưỡi, 2 năm, ...
 */------------------------------------------------------------------------------------- 
       Thí dụ: từ ngày 01/07/2013                   đến hết ngày 01/07/2014
  -------------------------------------------------------------------------------------/*
      Lưu ý: vì cần tới khoảng 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người sử dụng mới
                 nhận được giấy phép, do đó, thời gian có hiệu lực sẽ được tính từ lúc
                 giấy phép được xuất bản cho đến hết khoảng thời gian mà người sử dụng đăng ký.
Thí dụ:
Công ty A đem hồ sơ đi đăng ký vào ngày 01/07/2013, trong hồ sơ của công ty A ghi vào chỗ Thời hạn đề nghị cấp phép từ ngày 01/07/2013 đến hết ngày 01/07/2014, nhưng đến khoảng 25/07/2013, giấy phép mới được xuất bản và đến khoảng 01/08/2013, công ty A mới nhận được giấy phép, theo đó, giấy phép của công ty A sẽ có hiệu lực từ 25/07/2013 đến ngày 25/07/2014. Như vậy, thời hạn có hiệu lực sẽ được kéo dài đến 25/07/2014, dài hơn 25 ngày so với yêu cầu ban đầu của người sử dụng là 01/07/2014.
Điều này có lợi cho người sử dụng.

    7.        Mục đích sử dụng:
 */------------------------------------------------------------------------------------- 
       Thí dụ: Điều hành cần cẩu xây dựng.
                  Liên lạc nội bộ.
  -------------------------------------------------------------------------------------/*
 
    8.1      Các mức công suất phát: 05 W
    8.2      Kiểu điều chế: 11K0F3E
    8.3      Phương thức phát: FM
    8.4      Dải thông ... : 12.5 KHz 
    8.5          Phát: X MHz - Y MHz
                   Thu:  X MHz - Y MHz
           
               Hỏi: Thông tin XY này lấy ở đâu ra?
               Đáp: Nằm phía sau lưng máy hoặc tra thông tin trên website của nhà sản xuất.
             
              Thông tin này rất quan trọng, dải tần thiết bị chính là khả năng của thiết bị có thể
              hoạt động ở tần số nào.
           
Thí dụ: Tại Việt Nam, Cục tần số cấp phép cho bộ đàm ở 2 dải là:
           VHF: 136 MHz đến 174 MHz     và
           UHF:  400 MHz đến 470 MHz
                       
 Người sử dụng mua máy bộ đàm Nhãn hiệu Kenwood TK-2107 Type 1 có khả năng      
 hoạt động ở dải tần từ 150 MHz đến 174 Mhz.
                       
Nhưng trong bản khai, người sử dụng lai khai sai rằng máy bộ đàm của mình hoạt động ở 136 MHz đến 150 MHz, do đó, khi cấp phép, Cục tần số sẽ cấp cho người sử dụng 1 tần số nào đó một cách ngẫu nhiên, thí dụ như 140 MHz thuộc dải mà người sử dụng đã khai. Như vậy, sau khi được cấp phép, người sử dụng không cài được tần số 140 MHz mà Cục tần số đã cấp vào máy của mình, điều này gây ra phiền phức cho người sử dụng, phải đăng ký lại tần số. Nếu không đăng ký và cài lại, có thể dẫn đến lỗi sai tần số nếu tiếp tục sử dụng.
           
    8.6      Dải tần làm việc: X MHz - Y MHz
               Hệ số khuếch đại: "bỏ trống"
               Độ cao (so với mặt đất): độ cao lớn nhất mà máy bộ đàm có thể vươn tới.
 */------------------------------------------------------------------------------------- 
      Độ cao (so với mặt đất): 50 m
  -------------------------------------------------------------------------------------/*
(Giá trị này cứ nhắm chừng một cách tương đối)

Thí dụ:
 Nhân viên bảo vệ của tòa nhà có độ cao 50m có thể cầm máy bộ đàm đi loanh
 quanh trên các tầng lầu nhưng độ cao tối đa có thể của anh ta là 50m, vậy ghi là 50m)

Người điều khiển cần cẩu xây dựng ngồi trên cần cẩu có thể vươn tới độ cao 40, vậy ghi là 40 m.

    8.7      "bỏ trống"

    8.8      Dùng điện thoại có chức năng GPS để xác định tọa độ.
    8.9      Hô hiệu: Tên của công ty (01 - M) 
               [Với M là số lượng máy đã ghi ở phần 1.]
               Thí dụ: An Nam (01 - 05) , nghĩa là công ty An Nam, với số lượng máy bộ đàm là 05 máy.



Lưu ý: Nội dung bài này chỉ có tính chất tham khảo và dành cho các đơn vị sử dụng bộ đàm dưới sự quản lý của Trung tâm II trên lãnh vực tần số.



Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trong giờ hành chánh

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 

Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực II – gọi tắt Trung tâm II 
(trực thuộc Cục Tần số):

Địa chỉ: 
Lô 6 Khu E - đường Trần Lưu - khu đô thị An Phú - An Khánh, phường An Phú, Quận 2, Sài Gòn.

Điện thoại:
08.37404179 (Ext 307) trong giờ hành chánh.

Vị trí B màu xanh lá cây trên bản đồ là Trung tâm II